TOP 10 Framework Java tốt nhất bạn không thể bỏ qua

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 10 framework Java được sử dụng phổ biến nhất thuộc các loại khác nhau – web application, network application, logging, testing, ORM,… Tùy từng trường hợp sử dụng mà các framework dưới đây sẽ được tận dụng tốt nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!

1. Spring

Với khái niệm về Dependency Injection và các tính năng lập trình hướng khía cạnh (Aspect-oriented Programming), Spring đã đưa ngành lập trình phát triển như vũ bão. Đây là một framework mã nguồn mở được sử dụng trong các ứng dụng dành cho doanh nghiệp.

Với Spring, các nhà phát triển có thể tạo ra các module loose-coupling được xử lý bởi framework thay vì phải phụ thuộc vào thư viện (Library).

Không chỉ vậy, framework này có rất nhiều tính năng bao gồm bảo mật và cấu hình, nó cũng rất dễ học. Vì đây là framework phổ biến nhất nên bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu hướng dẫn tự học và viết code với Spring.

2. Struts

Apache Struts là một framework nguồn mở mạnh mẽ khác dành cho các ứng dụng web. Nó tuân theo mô hình MVC (Model-View-Controller) và mở rộng API JSP. Theo cách tiếp cận JSP servlet truyền thống, nếu người dùng gửi một biểu mẫu với thông tin chi tiết của họ, thì thông tin sẽ được chuyển đến một servlet để xử lý hoặc quyền điều khiển sẽ chuyển sang JSP tiếp theo (Các trang máy chủ Java – nơi bạn có thể viết mã Java trong một HTML). Điều này làm giảm hiệu suất, nhất là trong các ứng dụng phức tạp.

Struts phân tách View, Controller và Model, và cung cấp sự ràng buộc giữa chúng thông qua tệp cấu hình struts-config.xml.

Controller là một Action Servlet nơi bạn có thể viết các template cho View và dữ liệu người dùng được duy trì bằng ActionForm JavaBean. Trong Struts, Action chịu trách nhiệm chuyển tiếp luồng ứng dụng.

So với cách tiếp cận MVC truyền thống chỉ sử dụng các servlet và JSP, Struts rất dễ thiết lập và nó cung cấp tính linh hoạt và khả năng mở rộng hơn nhiều. Vậy nên nếu bạn đang muốn theo đuổi mảng lập trình web thì đừng nên bỏ qua Struts nhé!

3. Hibernate

Mặc dù Hibernate không phải là một full-stack framework nhưng nó đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận hệ cơ sở dữ liệu. Khi triển khai các đặc cách tiêu chuẩn của Java để làm việc với cơ sở dữ liệu (Java Persistence API – JPA), Hibernate trở thành một cơ sở dữ liệu ORM (Object – Relational – Mapping) cho các ứng dụng Java. Cũng giống như SQL, các truy vấn trong Hibernate được gọi là HQL (Hibernate Query Language).

Hibernate ánh xạ trực tiếp các lớp dữ liệu tới các bảng cơ sở dữ liệu tương ứng và ngược lại. Tệp chính trong Hibernate là tệp hibernate.cfg.xml chứa thông tin về ánh xạ các lớp Java với cấu hình cơ sở dữ liệu.

Hibernate giải quyết hai vấn đề chính với JDBC (Java Database Connectivity): mối quan hệ cấp đối tượng và hoạt động của cấp đối tượng khi chuyển qua một hệ cơ sở dữ liệu khác. JDBC không hỗ trợ các mối quan hệ cấp đối tượng và nếu bạn quyết định di chuyển sang một cơ sở dữ liệu khác, các truy vấn cũ hơn có thể không hoạt động.

Hibernate cung cấp các layer liên kết giữa code và cơ sở dữ liệu. Dù vậy, framework này vẫn đảm bảo tính độc lập giữa các dòng code và cơ sở dữ liệu được sử dụng. Với Hibernate, Developer không cần phải thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu hay thực hiện các thao tác CRUD (4 chức năng cơ bản của lưu trữ liên tục, bao gồm tạo, đọc, cập nhật và xóa).

4. Apache Wicket

Wicket là một Java framework đơn giản có kiến trúc hướng thành phần (component-oriented structure). Để sử dụng được Wicket, bạn chỉ cần biết về ngôn ngữ lập trình Java và HTML.

Tính năng chính của Wicket là mô hình POJO (Plain Old Java Object), trong đó các thành phần là các đối tượng Java đơn giản có các tính năng OOP. Các thành phần này được nhóm lại với nhau dưới dạng các gói có thể tái sử dụng, gồm hình ảnh, nút, biểu mẫu, liên kết, trang, vùng chứa,… để nhà phát triển có thể tùy chỉnh chúng.

Wicket rất nhẹ và bạn có thể xây dựng các ứng dụng rất nhanh. Hơn nữa, các đoạn code được viết bằng Wicket cũng khá dễ dàng để các công cụ kiểm tra tìm kiếm lỗi.

5. JSF (Java Server Faces)

JSF là một MVC framework với các thành phần UI có thể tái sử dụng cho các ứng dụng dựa trên máy chủ. Nó cho phép các nhà phát triển lập trình giao diện người dùng mà không cần biết sâu về CSS, JavaScript và HTML. Các nhà phát triển chỉ cần kéo và thả các thành phần giao diện người dùng và tập trung nhiều hơn vào các chi tiết khác.

JSF khá giống với Struts, nó cũng có hệ thống tạo khuôn mẫu mặc định – được gọi là Facelets.

Thêm vào đó, JSF có thể được tích hợp liền mạch hơn nữa với các thành phần hỗ trợ AJAX để làm phong phú thêm trải nghiệm người dùng bằng cách thêm các sự kiện Ajax.

6. Dropwizard

Dropwizard là một Java framework có dung lượng nhẹ, nó cho phép bạn hoàn thành ứng dụng của mình rất nhanh nhờ hỗ trợ vượt trội cho cấu hình nâng cao, ghi chép nhật ký, chỉ số ứng dụng, v.v. Với framework này, bạn có thể tạo các ứng dụng web RESTful mang lại hiệu suất cao, ổn định và đáng tin cậy.

Dropwizard đặc biệt kỳ diệu vì nó tập hợp một loạt các thư viện như Jetty, Guava, Jersey, Jackson và Metrics cùng nhiều thư viện khác từ hệ sinh thái Java vào một framework. Từ đó, Dropwizard trở thành một framework đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhà phát triển mà vẫn đảm bảo tính gọn nhẹ.

Vì framework này có các thư viện tích hợp cho tất cả cấu hình, bảo mật và các tác vụ liên quan đến hiệu suất, nên tất cả những gì bạn cần để sử dụng Dropwizard là xây dựng logic nghiệp vụ của mình.

7. Grails

Grails là một full-stack framework dễ học, rất phù hợp cho những người mới bắt đầu sự nghiệp lập trình. Mặc dù Grails là một web framework được viết bằng ngôn ngữ lập trình Groovy, nhưng nó chạy trên nền tảng Java và hoàn toàn tương thích với cú pháp Java. Cũng giống như JSF, framework này dựa trên mẫu thiết kế MVC.

Tương tự như JSP, trong Grails cũng sử dụng công nghệ kết xuất là GSP (Groovy Server Pages). Framework này cho phép bạn tạo tag để xem một cách dễ dàng. Nó cũng sử dụng GORM, đây là một thư viện ORM để xử lý với quan hệ cơ sở dữ liệu. Bạn cũng có thể trực tiếp sử dụng Hibernate thay vì GORM. Grails có hỗ trợ tích hợp cho các API RESTful, do đó giúp bạn dễ dàng tạo các service.

8. ATG

ATG là một nền tảng thương mại web được viết bằng Java. Nó là một framework có thể tùy chỉnh và cấu hình, đặc biệt hữu ích cho các trang web liên quan đến thương mại điện tử. Tuy nhiên, ATG khá tốn kém đối với các ứng dụng quy mô nhỏ. Nếu bạn đang bắt đầu phát triển các trang web thương mại điện tử, thì ATG là một framework tốt để tìm hiểu và sẽ làm phong phú thêm kiến thức về kỹ thuật cũng như domain của bạn.

Nền tảng ATG có thể chạy trên 3 máy chủ – Oracle Weblogic, IBM Websphere và Jboss.

Có 3 layer chính trong framework, đó là:

– Framework ứng dụng Dynamo: Là layer cơ sở cung cấp môi trường phát triển dựa trên JavaBeans và JSP.

– Module cá nhân hóa: Đây là nơi nội dung cho mỗi người dùng được tùy chỉnh linh động. Nó giúp kiểm soát và duy trì hồ sơ người dùng cũng như xác định các nội dung sẽ được hiển thị cho một người dùng cụ thể. Layer này được sử dụng khá nhiều trong các email nhắm mục tiêu.

– Module kịch bản (Scenarios module): Module này nâng cao hơn nữa khả năng của module cá nhân hóa bằng cách giới thiệu các chiến dịch theo sự kiện, quản lý các tương tác giữa khách truy cập website và thời gian truy cập… Ví dụ như ưu đãi trong thời gian giới hạn, ưu đãi dành riêng cho một số thành viên, v.v.

ATG là một framework mở rộng nên bạn cần thời gian cũng như sự kiên nhẫn để học nó. Hiện nay, nhiều công ty lớn như Walmart, Macy’s, BestBuy, ASDA, v.v. đã đang xây dựng trang web của họ trên ATG.

9. Play

Play là một framework được xây dựng dựa trên mô hình MVC và là một framework ứng dụng web nguồn mở.

Kiến trúc trong Play tương tự như kiến trúc Django hoặc Ruby on Rails hoặc ASP.NET, và các nhà phát triển không nhất thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn web J2EE khi sử dụng framework này.

Một số tính năng nổi bật của Java framework Play:

– Hiệu suất cao nhờ quy trình xử lý bất đồng bộ.
– Không có vùng chứa, không trạng thái và được xây dựng trên các nguyên tắc phản ứng.
– Sử dụng ngôn ngữ tĩnh. Vậy nên, Developer sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian bởi hầu hết các lỗi sẽ được phát hiện trong thời gian biên dịch.
– Khả năng tương thích tuyệt vời giữa Play với Scala hoặc Java tạo nên một hệ thống mạnh mẽ.
– Play2 dễ dàng tích hợp với các dự án Maven cũng như tạo các tệp JAR đơn giản.
– Thư viện truy cập cơ sở quan hệ mở rộng cho các chức năng phổ biến đã được tích hợp sẵn.

10. Apache Hadoop

Apache Hadoop là một framework phần mềm hoạt động trên mô hình lập trình MapReduce. Những tiện ích này cho phép Apache Hadoop dễ dàng xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ (Big Data), lưu trữ, phân tích và xử lý dữ liệu… với hiệu quả cao.

Apache Hadoop giúp lưu trữ và xử lý dữ liệu phân tán bằng cách sử dụng Master-slave pattern. Hadoop (Apache framework) HDFS của NameNode có nút dữ liệu. Hadoop MapReduce có JobTracker và Tasktracker. Các Slave Node bao gồm Data node và Tasktracker tương ứng.

HDFS chia các tệp thành các khối và chúng được sao chép trên toàn bộ Cluster (cụm máy tính). Vậy nên, nếu bạn muốn bắt đầu làm quen với big data và khoa học dữ liệu, bạn nên bắt đầu với Apache Hadoop.

Bài viết trên đã chia sẻ Top 10 Java Framework tốt nhất mà các lập trình viên không thể bỏ qua. Nếu bạn có dự định theo đuổi sự nghiệp lập trình với ngôn ngữ Java, hãy tham khảo ngay khóa học Lập trình viên chuyên nghiệp (Java Full-Stack) của iViettech: Khóa học Lập trình viên chuyên nghiệp tại Đà Nẵng – iViettech

iViettech – Đào tạo và cam kết hỗ trợ việc làm!

Đối tác tuyển dụng