Trong khóa học Kiểm thử phần mềm, bạn buộc phải học cách khám phá, đặt câu hỏi để điều tra khu vực có vấn đề, xác định các vấn đề trong hệ thống và viết báo cáo lỗi (bug report). Có thể thấy công việc này không đi sâu vào lập trình mà nó chủ yếu dựa vào sự thăm dò.
Trong bài post này, iViettech sẽ chỉ ra những kỹ năng mà bạn cần có để trở thành một người kiểm thử phần mềm giỏi, bạn có thể đối chiếu xem kỹ năng nào là bạn có, và kỹ năng nào là không. Nếu bạn có phần lớn các kỹ năng dưới đây thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể trở thành một người kiểm thử phần mềm giỏi. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1/ Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích là kỹ năng quan trọng nhất đối với người làm kiểm thử phần mềm. Họ cần hiểu biết sâu sắc về cách phần mềm hoạt động và những khả năng có thể xảy ra.
Một tester cần phải có kỹ năng phân tích để hiểu cách phần mềm được sử dụng, cũng như các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình sử dụng phần mềm. Nó không chỉ là việc tìm ra bug hoặc error, mà còn là hiểu lý do tại sao chúng xảy ra và phải làm những gì để chúng không xảy ra lần nữa.
Với kỹ năng này, bạn cũng cần rèn luyện khả năng hình dung độ phức tạp hay không phức tạp của vấn đề. Nếu vấn đề là phức tạp thì bạn nên chia nó thành các đơn vị (unit) nhỏ để hiểu rõ hơn và tạo các test case tương đương.
2/ Kỹ năng kỹ thuật (technical skills)
Để trở thành một người kiểm thử phần mềm, bạn phải có nền tảng về lập trình và khoa học máy tính. Điều này là do việc thử nghiệm yêu cầu kiến thức về cách chương trình tương tác với máy tính, cũng như cách nó hoạt động.
Kỹ năng lập trình rất cần thiết cho người kiểm thử phần mềm vì họ cần có khả năng biết những gì đang xảy ra trong chương trình và cách tương tác với nó. Họ cần biết những gì đang diễn ra và có thể xác định các lỗi hoặc lỗi tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Bạn phải có chuyên môn về MS Office để dùng nó trong việc tạo báo cáo, đồng thời phải có chuyên môn về các công cụ kiểm thử phần mềm như Jmeter, v.v. Để có được những kỹ năng này, bạn có thể tham gia khóa học Kiểm thử phần mềm của iViettech để phát triển các kỹ năng một cách toàn diện.
3/ Kỹ năng giao tiếp tốt bằng lời nói và văn bản
Kỹ năng này là rất quan trọng để trở thành một tester giỏi. Vì tester cần có khả năng giao tiếp với Dev, PM và khách hàng để xác định lỗi và sửa chúng. Do đó, các tester đều cần rèn luyện và cải thiện kỹ năng này, vì nó giúp công ty tiết kiệm thời gian thông qua việc tránh hiểu nhầm hoặc truyền đạt thông tin không rõ ràng.
Người kiểm thử phần mềm cần làm việc với các nhà phát triển bằng cách tạo một báo cáo lỗi (bug report) – mà báo cáo này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng viết. Một tester có khả năng viết tốt sẽ dễ dàng truyền đạt cho nhà phát triển về các lỗi mà họ đã phát hiện ra trong hệ thống. Đôi khi, tester cần giao tiếp với các nhà phát triển để truyền đạt một số lỗi mà không thể chuyển tải bằng các báo cáo, điều này đòi hỏi họ phải có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói.
4/ Kỹ năng quản lý thời gian
Bạn nên có kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng này sẽ giúp bạn đạt năng suất làm việc tốt, và năng suất là yếu tố then chốt mà tester nào cũng cần đảm bảo.
Là một tester, bạn phải có một mức năng suất cao để có thể hoàn thành mọi công việc một cách hiệu quả. Một cách tốt để tăng năng suất và hiệu quả là tạo danh sách các nhiệm vụ ưu tiên trong ngày, tuần hoặc tháng. Điều này sẽ giúp bạn luôn hoàn thành công việc của mình và đảm bảo rằng bạn sẽ hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng nhất trước tiên.
Với kỹ năng này, bạn cũng nên rèn luyện thêm khả năng làm việc dưới áp lực. Điều này không có nghĩa là tester lúc nào cũng làm việc dưới áp lực, mà đôi khi, đặc biệt là vào thời điểm code được phát hành, bạn cần phải làm việc dưới tải công việc (workload).
5/ Thái độ làm việc tuyệt vời
Không chỉ là thái độ tốt, mà thái độ tuyệt vời là yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một người kiểm thử phần mềm. Các tester được kỳ vọng là có thể nhận những lời phê bình mang tính xây dựng, chứ không phải cá nhân hóa vấn đề và cảm thấy bị chỉ trích. Nghĩa là các tester nên có một tâm trí cởi mở và không bảo thủ khi ai đó chỉ ra sai lầm của họ.
Bạn phải giữ thái độ làm việc tốt để đảm nhận các nhiệm vụ kiểm thử phần mềm như luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới, và nếu được yêu cầu thì bạn cũng có khả năng đề xuất/ tìm hiểu các cải tiến quy trình (process improvement). Trong thời buổi ứng dụng và công nghệ mới ngày càng phát triển như hiện nay, bạn cần thường xuyên cập nhật để có thể kiểm thử bất kỳ ứng dụng nào.
6/ Đam mê
Tester cần có niềm đam mê mãnh liệt với sản phẩm mà họ đang thử nghiệm. Để phát triển niềm đam mê này, tester cần phải hiểu đối tượng mục tiêu (target audience) và tập trung vào những gì họ tin tưởng.
Người làm tester rất quan trọng đối với chất lượng của bất kỳ dự án nào vì họ có trách nhiệm tìm ra lỗi và khiếm khuyết trước khi sản phẩm được phát hành. Nếu tester cảm thấy đam mê với công việc của họ, họ sẽ thấy thú vị và bớt căng thẳng hơn khi kiểm thử phần mềm.
“Hãy theo đuổi đam mê của bạn, và thành công sẽ theo đuổi bạn”, đây là câu nói rất nổi tiếng. Không chỉ riêng đối với nghề software testing, dù là hướng đi nào đi nữa thì bạn phải có niềm đam mê với bất cứ điều gì mà bạn đang theo đuổi. Có như vậy thì bạn mới đạt được thành công.
Nếu bạn thấy mình phù hợp với nghề kiểm thử phần mềm sau khi xem qua bài post này, bạn có thể tham gia khóa học Kiểm thử phần mềm của trung tâm iViettech. Với hơn 8 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lập trình viên, chúng tôi được tín nhiệm là đơn vị đào tạo lập trình uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại thành phố Đà Nẵng.