Nếu bạn là một nhà phát triển PHP, rất có thể bạn đã làm việc với Laravel. Đây là một PHP framework đầy đủ, dễ bắt đầu với vô vàn các tính năng thú vị. Và bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng, nhiều nhà phát triển vẫn coi đây là PHP framework tốt nhất.
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của JetBrains, đã có đến 50% các nhà phát triển PHP cho biết họ sử dụng Laravel thường xuyên, so với 25% là dùng một framework phổ biến khác – Symfony. Dữ liệu từ Google Trends cũng cho thấy Laravel đã dẫn trước Symfony và các lựa chọn thay thế khác trong các lượt tìm kiếm. Nó được sử dụng để vận hành trang web của một số thương hiệu lớn trên toàn cầu như hãng dược phẩm Pfizer hay Công ty phát thanh truyền hình Anh (BBC).
Khi các bạn gõ từ khóa “PHP framework tốt nhất” lên thanh tìm kiếm Google, sẽ không có gì ngạc nhiên khi danh sách framework tốt nhất cho PHP luôn xuất hiện “thí sinh” Laravel. Nhưng điều thú vị ở đây là Laravel luôn dẫn top đầu. Vậy đâu là lý do khiến Laravel được ưa chuộng đến thế?
Trước khi đưa ra lời giải đáp thuyết phục cho câu hỏi này, mời bạn tìm hiểu tổng quan về Laravel cùng iViettech ngay dưới đây!
Laravel là gì?
Laravel là một PHP framework với mã nguồn mở, nó được phát triển và duy trì bởi Taylor Otwell nhằm cung cấp một giải pháp thay thế nâng cao hơn cho CodeIgniter framework. Các architectural patterns của nó chủ yếu dựa trên Symfony.
Framework này đã trở nên phổ biến hơn sau khi phát hành phiên bản 3, bao gồm các tính năng như Giao diện dòng lệnh (Command Line Interface) được gọi là Artisan, hỗ trợ hệ thống cơ sở dữ liệu và migrations. Nó cũng cho ra mắt một packaging system được gọi là bundles.
Vì sao chọn Laravel?
Để giải thích lý do vì sao Laravel trở nên phổ biến như hiện nay, iViettech sẽ chỉ ra những tính năng thú vị bậc nhất của PHP framework này:
1. Mô hình MVC và phương pháp tiếp cận hướng đối tượng
Ưu điểm tốt nhất của việc sử dụng Laravel framework là nó tuân theo mẫu kiến trúc (architectural patterns) dựa trên Model, View và Controller. Đồng thời, nó có một cú pháp biểu đạt làm cho nó hướng đối tượng.
2. Tích hợp Ủy quyền (Authorization) và Xác thực (Authentication)
Laravel cung cấp cấu hình đột phá cho hệ thống Xác thực và Ủy quyền. Nghĩa là chỉ với một vài lệnh thủ công, ứng dụng của bạn sẽ được trang bị xác thực và ủy quyền an toàn.
3. Hệ thống Packaging
Hệ thống Packaging xử lý nhiều phần mềm hoặc thư viện hỗ trợ để giúp ứng dụng web tự động hóa quy trình. Laravel sử dụng composer làm trình quản lý phụ thuộc, vai trò của nó là quản lý tất cả thông tin cần thiết để quản lý các packages. Packages là một cách tuyệt vời để thúc đẩy việc phát triển bằng cách cung cấp các chức năng mà chúng ta cần ngay từ đầu. Image, Laravel Debug bar và Laravel IDE helper là các packages tốt nhất.
4. Hệ thống đa tệp (Multiple File System)
Laravel cũng hỗ trợ tích hợp cho hệ thống lưu trữ đám mây như Amazon S3 và Rackspace Cloud Storage, và tất nhiên là dành cho lưu trữ cục bộ. Việc chuyển đổi giữa các tùy chọn lưu trữ này vô cùng đơn giản vì API vẫn giữ nguyên cho mỗi hệ thống. Bạn có thể sử dụng cả ba hệ thống trong một ứng dụng để phân phát tệp từ nhiều vị trí như trong môi trường phân tán.
5. Artisan Console
Laravel có giao diện dòng lệnh (command line interface) riêng được gọi là Artisan. Các công cụ phổ biến của Artisan bao gồm xuất bản package assets, quản lý di chuyển cơ sở dữ liệu, seeding và tạo mã boilerplate cho controllers, models, và migrations. Tính năng này giúp các nhà phát triển “thoát khỏi” việc tạo các code skeletons (tạm dịch là khung mã) thích hợp. Bạn có thể mở rộng khả năng và chức năng của Artisan bằng cách thực hiện các lệnh tùy chỉnh mới.
6. Eloquent ORM
Eloquent ORM là triển khai ORM (Object Relational Mapping) tích hợp của Laravel. ORM chỉ việc ánh xạ các record dữ liệu trong trình quản lý cơ sở dữ liệu sang định dạng đối tượng mà mã nguồn đang định dạng trong class.
ORM của Laravel được đánh giá là tốt nhất so với các framework khác hiện có. Nó cho phép bạn tương tác với các đối tượng cơ sở dữ liệu và các mối quan hệ cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng cú pháp biểu đạt.
7. Templating engine
Laravel cung cấp các template engine có sẵn được gọi là Blade Template Engine. Blade templating engine kết hợp một hoặc nhiều template với một mô hình dữ liệu để tạo ra các result view, bằng cách chuyển các template thành mã PHP được lưu trong bộ nhớ cache để cải thiện hiệu suất. Blade cũng cung cấp một tập hợp các cấu trúc điều khiển của riêng nó như các câu lệnh và vòng lặp có điều kiện, được ánh xạ nội bộ tới các đối tác PHP của chúng.
8. Task Scheduling
Scheduler (tạm dịch là Bộ lập lịch), được giới thiệu trong Laravel 5.0, là một phần bổ sung cho tiện ích dòng lệnh Artisan, cho phép lập lịch trình cho các tác vụ thực thi định kỳ. Xét về bên trong, scheduler dựa vào daemon cron để chạy một công việc Artisan đơn lẻ, khi đến khoảng thời gian được chỉ định, nó sẽ thực thi các tác vụ đã định cấu hình.
9. Events và Broadcasting
Laravel có một khái niệm được gọi là Broadcast rất hữu ích trong ứng dụng web hiện đại để triển khai dữ liệu thời gian thực, hiển thị nguồn cấp dữ liệu trực tiếp, v.v. Tính năng Broadcast này cho phép bạn chia sẻ cùng một tên sự kiện (event) giữa phía máy chủ và phía máy khách, từ đó bạn sẽ có thể lấy dữ liệu thời gian thực từ ứng dụng.
10. Testing
Khi nói đến kiểm thử ứng dụng, Laravel mặc định cung cấp một Unit Test cho ứng dụng đó. Mục tiêu của Unit Test là kiểm thử tính đúng đắn của từng đơn vị trong một dự án, bản thân nó chứa các bài test phát hiện và ngăn chặn sự hồi quy trong framework. Việc tích hợp PHP unit như một framework thử nghiệm được đánh giá là vô cùng dễ dàng trong ứng dụng Laravel. Ngoài ra, các Unit Test có thể được khởi chạy thông qua tiện ích dòng lệnh artisan đã cung cấp.
Ngoài những tính năng trên, Laravel cũng có các packages chính thức rất tiện lợi khi tích hợp các tính năng khác nhau trong ứng dụng. Có thể kể đến như: Cashier, Envoy, Horizon, Passport, Scout, Socialite.
Sở hữu đầy đủ các tính năng hữu ích là điều tuyệt vời mà Laravel có thể đem lại cho các nhà phát triển PHP. Tuy nhiên, điểm cộng lớn khiến PHP developer ưa chuộng Laravel là vì tính đơn giản của nó. Laravel là một framework dễ học, trong khi các nhà phát triển thì không muốn “vùi mình” vào những đoạn mã phức tạp và lộn xộn. Với cú pháp biểu đạt đơn giản, Laravel cũng cho phép các lập trình viên chưa có kinh nghiệm có thể bắt đầu dễ dàng.
Và như đã đề cập ở trên, mô hình kiến trúc MVC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý các dự án quy mô lớn và phức tạp. Điều này giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng web ổn định trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt.
Cuối cùng và không thể thiếu là tính đa ngôn ngữ của Laravel. Ngày nay, nhiều ứng dụng web đang nhắm đến thị trường toàn cầu, hay ít nhất là mở rộng ra ngoài cơ sở khách hàng địa phương. Khả năng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ để bất kỳ trang web hoặc ứng dụng nào có thể được điều chỉnh cho phù hợp với các quốc gia khác nhau cũng là điểm mấu chốt khiến người dùng ưa thích PHP framework này.
Tham khảo: Lộ trình học Laravel bài bản
Nguồn: clariontech.com, laravel.com, jobsity.com, viblo.asia, v.v