Những câu hỏi hay về Học lập trình cho người mới bắt đầu

Những câu hỏi hay về học lập trình nhằm cung cấp thêm thông tin cho các bạn mới bắt đầu tìm hiểu và gia nhập ngành phần mềm. Các câu hỏi hay về học lập trình và các câu trả lời của các chuyên gia là khách mời trong hội thảo “Ngành phần mềm Đà Nẵng và cơ hội dành cho bạn”.

Cùng iViettech tìm hiểu và tham khảo các câu hỏi hay về học lập trình sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc cơ bản để bắt đầu quá trình gia nhập ngành phầ mềm.

1. Để bước vào ngành phần mềm chúng ta phải học và có những kỹ năng chuyên môn gì? Ngoài kỹ năng chuyên môn, thì những kỹ năng cần thiết khác mà các nhà tuyển dụng chú ý đến là gì?

Đa số những bạn vừa ra trường thường tham gia vào 02 vị trí là Developer(Lập trình viên) hay Tester (Kiểm thử phần mềm). Do vậy, về kỹ năng chuyên môn nếu là Developer bạn cần trang bị các kỹ năng chính như Cấu trúc dữ liệu và thuật toán, Cơ sở dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng, Các mẫu thiết kế, Debug và Research. Còn đối với Tester bạn phải trang bị kỹ năng về Manual Testing, Automation Testing và Cơ sở dữ liệu.

Các kỹ năng ngoài chuyên môn thì tập trung vào ngoại ngữ gồm Tiếng Anh hoặc Tiếng Nhật và kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng các nhà tuyển dụng đặc biệt để ý chính là thái độ của bạn. Nó được đánh giá thông qua sự cầu thị, chỉnh chu và ham học hỏi của bạn.

2. Thách thức trở ngại đối với Non-IT khi làm Tester là gì?

Đối với một Non-IT việc bắt đầu chắc chắn sẽ khó khăn hơn một chút, bước đầu tiên để hiểu được Tester cần học gì bạn có thể đọc bộ sách ISTQA và ISTQB, nếu có thể thi được chứng chỉ này thì càng tốt.

Có một cách đơn giản hơn là bạn tham gia một khóa học về Tester của các Trung tâm như iViettech chẳng hạn, ở đó những người đi trước sẽ hướng dẫn cho bạn theo lộ trình, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn.

Sau khi hiểu được lý thuyết bạn nhất định phải thực hành trong một dự án cụ thể thông qua các bài tập, làm thật nhiều và đào sâu thì chắc chắn sẽ trở thành một Tester thực thụ.

Bên cạnh đó, nếu bạn học thêm được cơ bản về lập trình và Cơ sở dữ liệu nữa thì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc.

3. Trong tester “Chi phí càng cao khi phát hiện lỗi càng muộn” có đúng không?

Làm phần mềm cũng như xây nhà vậy, khi gặp một lỗi dù nhỏ cũng sẽ ảnh hướng đến cả một quá trình và rất nhiều bộ phận liên quan. Xây nhà mà gặp lỗi thì thợ xây chắc chắn phải đập đi xây lại, lập trình cũng vậy lỗi phát hiện càng muộn thì Dev phải làm việc nhiều hơn và mất thời gian hơn vì vậy chi phí càng cao là điều chắc chắn.

Hơn thế nữa, trong ngành phần mềm có một rule đó là nếu phát hiện 1 lỗi thì sẽ có 1 hoặc vài lỗi tiềm ẩn. Để khắc phục được vấn đề này trong phát triển phần mềm mình có khái niệm đó là Early Testing (Kiểm thử sớm).

4. Ngoài tiếng Anh và tiếng Nhật thì tiếng Hàn và tiếng Trung có phải là lợi thế không?

Điều này phụ thuộc vào khách hàng, thị tường và công ty mà bạn apply. Tuy nhiên, hiện nay thị trường tiếng Anh và tiếng Nhật đang chiếm lợi thế và dễ hơn cho các bạn.

5. Công việc của một Dev mới (fresher) vào nghề là gì? Sẽ gặp khó khăn gì và làm thế nào để vượt qua?

Đầu tiên bạn sẽ không được làm dự án ngay mà phải qua quá trình training, các bạn sẽ được giao những task ở mức độ vừa phải, để đảm bảo tiến độ của dự án vừa phát triển được kỹ năng của mình. Sau đó độ khó của các task sẽ tăng dần tùy theo năng lực. Điều quan trọng là các bạn phải biết học hỏi từ các anh chị đi trước, tìm tòi và luôn chủ động trong công việc, thể hiện rằng bản thân là người có giá trị và tiềm năng.

6. Cách học một công nghệ mới hiệu quả nhất là như thế nào?

Đầu tiên, các bạn cần phải tìm cách học hiệu quả cho bản thân, sau đó phải thực hành (learning by doing – học thông qua làm). Hoặc để tiết kiệm thời gian bạn có thể đăng ký một khóa học tại trung tâm, nơi bạn có thể đặt câu hỏi và lấy kinh nghiệm từ giảng viên những chuyên gia trong ngành phần mềm.

7. Cơ hội cho những người Non-IT trong ngành phần mềm là như thế nào? Thường hay làm ở lĩnh vực gì?

Cơ hội dành cho các bạn Non-IT là rất nhiều vì hiện nay nguồn nhân lực trong ngành CNTT là cực kỳ thiếu và việc đào tạo chính quy cũng chưa đáp ứng được đủ nhu cầu về lao động. Vì vậy, các bạn ở các ngành khác hoàn toàn có cơ hội khi chuyển qua ngành phần mêmf với điều kiện các bạn phải cố gắng tạo dựng cho mình một nền tảng cơ bản về CNTT thông qua việc tự học hoặc tham gia các khóa học ở trung tâm.

Bên cạnh đó, công nghệ thay đổi từng ngày vì vậy không phải các bạn được đào tạo sớm hơn sẽ dễ thành công hơn. Quan trọng là các bạn cố gắng có một tư duy logic tốt, luôn tìm tòi và cập nhật xu hướng bởi với công nghệ chưa bao giờ là muộn

Việc khó khăn nhất đối với Non-IT là việc bắt đầu, điều quan trọng là các bạn phải có niềm tin, tin răng bản thân có thể, quyết tâm và đam mê.

Các công việc các Non-IT thường làm phổ biến là Tester đối với Nữ và Developer đối với Nam

8. Độ tuổi nào tham gia vào ngành phần mềm là tốt nhất? Sau 30 tuổi có hướng nào tham gia vào ngành phần mềm không?

Độ tuổi đẹp nhất để tham gia ngành phần mềm là dưới 28 tuổi. Với độ tuổi trên 28 và chuyển ngành các bạn nên có một kinh nghiệm liên quan ví dụ như tài chính, kế toán hoặc ngoại ngữ tốt thì cơ hội tìm việc sẽ cao hơn

9. Khi mới đi làm thì nên chọn công ty/môi trường như thế nào cho phù hợp (công ty lớn hay nhỏ, công ty outsource hay product)?

Tùy vào mục tiêu phát triển của mỗi bạn để chúng ta lựa chọn công ty phù hợp. Phân tích một chút về đặc điểm của các loại công ty công ty này để bạn hiểu và lựa chọn.

Khi làm tại công ty outsource các bạn có cơ hội tiếp xúc với nhiều công nghệ khác nhau, biết được những complaint của khách hàng là một cách để học hỏi và phát triển bản thân. Bên cạnh đó, chính khách hàng cũng dạy chúng ta rất nhiều thứ để giúp bạn trưởng thành nhanh hơn.

Khi làm việc tại công ty product sẽ không có nhiều về sự thay đổi công nghệ vì nó sẽ đi theo một dòng công nghệ nào đó, phát triển và làm tăng lên tính năng cho sản phẩm. Tuy nhiên, bạn sẽ có được cảm giác sở hữu sản phẩm và khách hàng của mình nên bạn sẽ chủ động hơn.

Đối với công ty lớn, bạn sẽ học được qui trình rõ ràng, qui mô tổ chức tốt hơn, nhiều chính sách hơn và đông anh em hơn. Tuy nhiên, đôi khi bạn gặp vấn đề về sự trì trệ và cũng có thể bạn chỉ làm những công việc chán ngắt hoặc làm những thứ mà bạn không hiểu rõ do chỉ làm một module nhỏ của dự án.

Đối với công ty nhỏ thì bạn phải là một siêu nhân, phải làm tất cả mọi thứ từ lấy yêu cầu, phân tích, thiết kế, code, triển khai, hỗ trợ khách hàng v.v… đôi khi cũng rất áp lực. Tuy nhiên, bạn sẽ học được nhiều và trưởng thành nhanh hơn.

Tóm lại, công ty nào cũng có ưu điểm của nó, vấn đề là bạn định hướng mình như thế nào thì chọn loại công ty như thế ấy. Tuy nhiên, khi mới ra trường thì cần phải đi làm thì bạn mới tiến bộ nhanh được.

=> iViettech luôn cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp khóa học.

 

Đối tác tuyển dụng