Ấn Độ nhiều năm nay luôn được biết đến như là đầu tàu cho outsourcing lớn nhất thế giới (BPO – business process outsourcing), nhưng thời thế đã thay đổi. Theo hiệp hội thương mại Nasscom, ngành công nghiệp BPO Ấn Độ vừa chứng kiến sự sụt giảm việc làm lớn nhất trong bảy năm vừa qua, trong khi ngành công nghệ thông tin (IT) 2 năm liên tiếp chứng kiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Bên cạnh đó, các nước bạn lân cận trong khu vực liên tục đua nhau trở thành trung tâm outsourcing phần mềm CNTT.
Trong đó, Việt Nam được biết đến như một thiên đường outsourcing nhỏ nhưng hùng mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương. Đó là một quốc gia có tinh thần công nghệ và người dân tài năng.
Lịch sử của IT Outsourcing tại Việt Nam
Thực tế là, outsourcing ở Việt Nam vẫn còn khá trẻ. Hơn một thập kỷ trước, Harvey Nash, Intel và Oracle – đã bắt đầu quan tâm tới lực lượng lao động công nghệ cao tại Việt Nam. Ngoài việc phát triển các chính sách mới thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, chính phủ Việt Nam đã đầu tư mạnh vào giáo dục STEM. N
Kể từ đó, các ngành công nghiệp công nghệ và gia công phần mềm của Việt Nam luôn tăng trưởng đều đặn. Năm 2017, Việt Nam được công ty công ty tư vấn A.T. Kearney tăng 5 điểm trong bảng xếp hạng dịch vụ outsourcing. Sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong những năm gần đây, khiến Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh với Ấn Độ khi các công ty như Intel, IBM, Samsung Display, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Những thú vị đến từ Việt Nam
Sự thay đổi nhanh chóng đã giúp nền kinh tế Việt Nam, nhảy từ nền tảng nông nghiệp sang hướng thị trường, hiện đại theo hướng kinh doanh. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và đã nỗ lực để các công ty phương Tây dễ dàng thiết lập nền móng ở Việt Nam. Hơn nữa, hệ thống giáo dục đang nỗ lực để đảm bảo rằng “Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai tại các trường đại học hơn là chỉ là một ngoại ngữ”, qua đó thể hiện rằng trình độ tiếng Anh là quan trọng đối với Việt Nam.
Tuy nhiên, văn hóa ở Việt Nam còn ảnh hưởng đến nơi làm việc bởi lòng trung thành. Nhân viên Việt Nam thường rất trung thành với sếp của họ. Trong khi đó, ở Ấn Độ, Philippines và Malaysia, các chuyên gia thường rời khỏi đất nước của họ và theo đuổi sự nghiệp thăng tiến ở nước ngoài hơn.
Nhân lực trong nước
Việt Nam đang cố gắng để phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm cạnh tranh với các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Malaysia và Philippines. Chẳng hạn, Đại học Cornell đang có hợp tác với một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Hà Nội, trong khi Đại học Fulbright sẽ sớm mở một khuôn viên mới tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với đà tăng trưởng và đầu tư hiện này, Việt Nam đang đảm bảo rằng đa số sinh viên tốt nghiệp đại học của mình sẽ có bằng STEM.
Sự đa dạng về giới trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam cũng rất ấn tượng. Tỷ lệ nữ giới tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm tại Việt Nam là vô cùng ấn tượng.
Thách thức và cơ hội
Việt Nam là một trung tâm của BPO cùng với outsourcing phần mềm CNTT. Hiện nay các lĩnh vực đang bị cần nguồn nhân lực thường xuyên là: IT, dịch vụ tài chính, truyền thông, game, tích hợp phần mềm và các doanh nghiệp đang tìm kiếm các xu hướng mới nổi như AI, machine learning và blockchain.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, thách thức tại Việt Nam chính là sự cách biệt địa lí. Do đó, việc đào tạo một đội ngũ outsourcing với mô hình tương tự trong nội bộ công ty sẽ giúp đặt nền tảng cho sự thành công cũng như thiết lập các quy trình chung cho việc cộng tác giữa hai bên.
Thành công đòi hỏi phải thiết lập các cách giao tiếp thông minh để làm việc nhóm thật sự mang lại hiệu quả. Điều quan trọng là tận dụng sự khác biệt múi giờ với một lợi thế về năng suất. Ví dụ, thay vì chơi trò đuổi bắt, các doanh nghiệp nên chủ động lập kế hoạch phân chia khối lượng công việc. Công việc mà một nhóm outsourcing làm vào đêm hôm trước sẽ là tiền đề cho nhóm khác vào ngày hôm sau. Đó là điểm đặc biết của outsourcing tại các nước Đông Nam Á: chu kỳ sản xuất gần 24 giờ với vòng đời phát triển phần mềm có thể đạt hiệu quả gấp đôi.
Triển vọng outsourcing ở Việt Nam
Trong khi Ấn Độ đang trải qua nhiều thách thức, các khu vực như Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Cũng như với các điểm nóng khác ngoài như Campuchia và Thái Lan, Việt Nam cần duy trì đào tạo tài năng. Do đó, sự đầu tư của chính phủ một cách bền vững trong giáo dục STEM và mở rộng chính sách với các tập đoàn đa quốc gia sẽ thúc đẩy cả lực lượng lao động và thị trường ở Việt Nam.